mai-nha-nhat

1. SỰ ĐA DẠNG CỦA MÁI NHÀ TRUYỀN THỐNG:

Một điểm đặc biệt của ngôi nhà truyền thống Nhật Bản đó chính là việc mở rộng kiến trúc để đón thiên nhiên vào nhà. Các vật liệu chính được sử dụng là gỗ, đất & giấy, và việc xây dựng sẽ có xu hướng mở rộng sang chiều ngang hơn là chiều dọc.

Ngoài ra, tính năng thường thấy ở các ngôi nhà Nhật Bản là sự đa dạng trong phong cách mái, tùy theo địa phương và điều kiện của người chủ sở hữu, có thể phân thành 3 loại như sau: Yosemune, Kirizuma, và Irimoya.
Có rất nhiều vật liệu khác nhau được sử dụng trong việc xây dựng mái nhà, bao gồm: Rơm, tre, gạch, đá, sắt mạ kẽm và nhôm.

2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁI NHÀ TRUYỀN THỐNG:

Mái nhà chính là yếu tố đắt giá nhất trong kiến trúc Nhật Bản, đóng vai trò như một bộ tóc giả xù xì, trải dài trên các ngôi nhà truyền thống.
“Vẻ đẹp của một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản được khắc họa rõ nét nhất thông qua phần mái nhà, với những đường cong mềm mại và các mô hình điêu khắc.
Các phong cách kiến trúc Shinto được phân biệt bởi chính phần mái nhà này, và sự phân cấp trong hệ thống nhà của Nhật được định ra không phải do chiều cao mà là bởi cách thiết kế mái nhà.”

Mái nhà trong cấu trúc truyền thống được làm bằng các loại gỗ nặng, được đặt ở góc bên phải, và trọng lượng mái sẽ giúp cố định cấu trúc.
Kèo mái hiếm khi được sử dụng cho đến khi kiến trúc Nhật bị phương Tây hóa và thậm chí, ngày nay các kỹ sư Nhật còn nói rằng phần mái càng nặng thì càng ổn định được cấu trúc bởi các tòa nhà Nhật Bản chịu lực phần lớn vào các cột trên mặt đất thay vì nền móng sâu. Điều này giúp cho tòa nhà rung lắc và nảy lên khi động đất xảy ra thay vì bị cố định và sụp đổ.

3. MÁI NHÀ ỨNG PHÓ VỚI THỜI TIẾT:

Một số ngôi nhà của Nhật còn được xây dựng để ứng phó với sự thay đổi của điều kiện thời tiết.
Đền Shosoin – một báu vật thời kỳ Nara, có một mái nhà tạo thành từ các miếng gỗ hình tam giác có thể nở ra khi thời tiết ẩm ướt để bảo vệ nội thất khỏi bị ngấm, và sẽ co lại khi thời tiết nóng để tạo điều kiện thông gió.

4. MÁI NHÀ TRANH:

Mái tranh có thể có độ dày lên đến 1 mét và được dệt bằng tay từ những cây lau sậy rậm rạp. Chúng được dệt thành các tấm và gắn với dầm nhà bằng dây thừng rơm. Bên trong các ngôi nhà mái tranh thường rất tối. Những mái nhà mở rộng gần như chạm sát mặt đất và cửa sổ của căn nhà chỉ được đặt ở phía trước và phía sau mà thôi.
Mái tranh được thay thế sau khoảng 30-40 năm sử dụng và công việc thay thế thường thực hiện vào tháng 4. Việc thay thế này phải diễn ra nhanh chóng để tránh việc ngôi nhà bị hư hỏng do mưa.

5. MÁI NGÓI KAWARA:

Mái ngói truyền thống Kawara thường rất phổ biến & dễ thấy trong kiến trúc Nhật Bản, nhưng đồng thời đây cũng là một loại mái phức tạp. Loại mái này không chỉ thể hiện được sự tinh tế trong kỹ thuật & nghệ thuật của người Nhật mà còn được đánh giá cao về chức năng.

Gạch đất nung và đất sét đã được giới thiệu vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 6. Các loại gạch cứng có thể dễ dàng tạo ra bằng đất sét nguồn gốc địa phương, chúng có khả năng chống cháy và chống chịu nước một cách tự nhiên, một yếu tố quan trọng trong một đất nước có nhiều tuyết và mưa.
Nhược điểm của loại gạch này là nặng, chính vì thế nó tạo áp lực lên cấu trúc của tòa nhà, và làm cho phần mái trở nên nặng hơn khi xảy ra động đất.

Có hai phong cách sử dụng chính. Phong cách Hongawara-Buki được tạo nên bởi 4 miếng ngói chính: Hira-gawara, Maru-gawara, Hirakarakusa-gawara và Tomoe-gawara.
Phong cách Sangawara-Buki thì đơn giản hơn, được xây dựng chỉ với 2 loại gạch: Sangawara và Karakusa-gawara.
Tuy nhiên phong cách Sangawara-Buki được ưa thích sử dụng hơn trong thế kỷ 17 do nhẹ hơn, dễ làm và dễ lắp đặt.